Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Lào: ‘Vết nứt’ trong chương trình quốc gia
Theo báo New York Times ngày 29.7, dự án đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy bị vỡ đã làm lộ ra những “vết nứt” của một chương trình kích cầu nền kinh tế Lào.

 



Tai nạn đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy bị vỡ lúc 18 giờ tối 23.7, khiến 5 tỉ mét khối nước tràn xuống vùng quê lân cận, cho đến ngày 29.7 vẫn còn hơn 1.120 người dân mất tích, theo bà Minaphon, phó bí thư tỉnh ủy, trưởng ban Tổ chức tỉnh Attapeu.


 


 

 


Báo động sơ tán dân quá trễ


Công ty xây dựng-thiết kế SK Engineering & Construction (Hàn Quốc) là đơn vị tổng thầu xây đập Xepian-Xe Nam Noy (nắm 26% vốn xây đập) cho biết, 24 giờ trước khi đập vỡ, các kỹ sư Hàn-Lào đã phát hiện nó sẽ vỡ.


Theo chủ đầu tư này, họ phát hiện đập yên (được thiết kế để chuyển hướng dòng sông) có các vết nứt hôm 22.7, và công ty liền tiến hành sửa chữa nhưng bất thành vì thời tiết xấu, mưa lớn.


Lúc 3 giờ sáng 23.7, các kỹ sư Hàn Quốc đã triển khai một máy bơm ứng cứu để hút nước từ đập nhánh, giảm áp lực lên bờ mặt của đập. Và mãi đến trưa, công ty mới cảnh báo chính quyền Lào rằng có thiệt hại lớn ở đập, nên cần ra lệnh sơ tán dân ở các làng lân cận, ngay khi đoán chắc đập sẽ vỡ.


Đến tối 23.7 thì đập vỡ toang, gây lũ lụt cho các ngôi làng ở hạ nguồn, dân làng hoàn toàn không kịp sơ tán. Hôm sau, chính quyền xác nhận 8 làng bị lũ nhấn chìm.


Sau vụ lụt do vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy gây ra, một quan chức cấp cao Lào chê khâu xây dựng đập kém tiêu chuẩn. Tổng thầu SK Engineering & Construction hôm 28.7 tuyên bố sẽ nhận trách nhiệm, nếu một cuộc điều tra chính thức xác định họ có lỗi.


 

Nhưng có lẽ Lào sẽ không cho phép mở một cuộc điều tra độc lập, phần nào vì chính phủ Lào có 25% cổ phần trong dự án thủy điện này, và bị cho là đã phớt lờ giám sát khâu lập kế hoạch và xây dựng, theo nhà nghiên cứu David J. H. Blake chuyên về Lào của Đại học York (Anh).


Giao đứt công trình cho công ty nước ngoài


Theo Times, vụ vỡ đập vạch ra một sự thật trần trụi, về một thỏa thuận bất thành văn bản giữa chính phủ Lào với các công ty nước ngoài lắm tiền muốn tìm quyền lợi: các công ty này được tiếp cận nguồn tài nguyên dồi dào của Lào, các quan chức Lào có thêm vài nguồn thu, nhưng không ai xem xét kỹ các dự án đầu tư càng làm tăng sự nghèo đói ở vùng nông thôn, và trong vụ vỡ đập thủy điện là làm chết dân làng vô tội.


Ông Keith Barney, một chuyên gia về Lào thuộc Đại học quốc gia Úc, nói: “Từ lâu, chính phủ Lào cùng các tổ chức tài chính quốc tế có những quy định chặt chẽ để ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế Lào, nhưng sau vụ vỡ đập, các cạm bẫy tiềm năng từ quy định lỏng lẻo nay đã rõ ràng, ai cũng nhận thấy được”.


Chuyên gia Barney nói tai nạn này có thể là thách thức lớn nhất đối với chính phủ Lào, kể từ sau cách chính quyền xử lý cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997-1998) vốn dẫn đến lạm phát chóng mặt. Ông nói thêm rằng ngày nay, các quan chức có thể chịu sức ép nhiều hơn, để có giải pháp bảo vệ môi trường-xã hội cho dân nông thôn, trong khi thúc đẩy phát triển kinh tế.


Theo Times, từ những năm 1990, Lào khuyến khích đầu tư thủy điện, và trong khi ban đầu Ngân hàng Thế giới (WB) và các cơ quan phát triển khác tài trợ, khuynh hướng rõ ràng của chính phủ Lào là giao đứt cho công ty tư nhân nước ngoài thực hiện, theo Giáo sư danh dự Philip Hirsch của Đại học quốc gia Úc, một người chuyên nghiên cứu thủy điện ở khu vực sông Mê Kông từ hàng chục năm nay.


Lào là một trong các nước nghèo nhất châu Á, không có biển, và chính phủ Lào đã tuyên bố muốn dựa vào nhiều đập thủy điện để trở thành “cục pin của châu Á” bán điện cho các nước láng giềng.


Kế hoạch của chính phủ Lào là trong 20 năm tới sẽ xây nhiều đập thủy điện lớn trên sông Mê Kông, chuyển Lào trở thành một trung tâm thủy điện, với 11 đập thủy điện lớn trên sông Mê Kông, cùng 120 đập phụ.


Chính phủ Lào dựa mạnh vào các nhà thầu nước ngoài để xây các con đập, theo hình thức nhượng quyền thương mại, qua đó xuất khẩu điện đến các nước phát triển hơn Lào, gồm Thái Lan đang rất “đói” điện.


Công trình đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy được khởi công năm 2013, dự kiến xây xong vào cuối năm 2018 và dự tính đưa vào hoạt động từ năm 2019. Mục tiêu là đập thủy điện này sẽ trở thành một nguồn thu béo bở cho Lào, bằng cách xuất khẩu 90% sản lượng điện qua Thái Lan láng giềng.


Theo Times, chủ trương dựa mạnh vào các nhà thầu nước ngoài đã khiến một số thành phần quyền thế ở Lào huởng nhiều lộc, trong khi để mặc dân nông thôn nghèo trông nhờ vào các công ty nước ngoài.


Lời báo động của các chuyên gia đã không được lắng nghe


Các nhà phân tích đã lấy tỉnh Attapeu-nơi xảy ra vụ vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy-làm nghiên cứu mẫu.


Đây là một tỉnh nông nghiệp giáp Việt Nam về phía đông và Campuchia về phía nam. Tỉnh có nhiều dự án nông-lâm nghiệp, khai thác mỏ và thủy điện, nhưng nông dân “nói chung không được hưởng nhiều lợi ích từ các hoạt động này”, thay vào đó, họ phải đối mặt với những tác động xấu về môi trường và xã hội, theo ông Miles Kenney-Lazar, một chuyên gia về Lào ở Đại học Kyoto (Nhật Bản).


Ông Kenney-Lazar cho biết từ lâu trước vụ vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy, các dự án do nước ngoài chi tiền ở tỉnh Attapeu đã tàn phá rừng nghiêm trọng, gây ô nhiễm hóa chất trên sông hồ và làm thay đổi mực nước nhanh chóng.


Các nhà bảo vệ môi trường cũng đã liên tục báo động về các kế hoạch của chính phủ Lào sẽ tác động xấu đến cuộc sống của dân địa phương và môi trường thiên nhiên, từ việc xây các đập thủy điện quá nhanh, gồm tổn thất đã xảy ra với hệ sinh thái của các con sông trong khu vực.


Theo báo Vientiane Times, vào năm 2017, đập thủy điện 15 megawatt Nam Ao đã bị sập ở tỉnh Xieng Khuong (bắc Lào), và hậu quả là lụt nặng, “gây tổn thất nặng nề về người và tài sản”.


Hồi tháng 4, Tổ chức Các con sông Quốc tế-hoạt động kêu gọi ngưng xây các đập thủy điện “hủy diệt môi trường” ở Lào, từng có báo cáo các đập thủy điện ở vùng hạ lưu sông Mê Kông là mối đe dọa nghiêm trọng cho khu vực này.


Báo cáo dự báo tác động xấu gồm nguồn cá sông giảm từ 30 đến 40% từ năm 2040, giảm mạnh về sản lượng nông nghiệp và an ninh lương thực, mức nghèo khổ tăng ở đa phần vùng chậu sông Mê Kông.


Theo tổ chức phi chính phủ TERRA (Thái Lan), Lào đã xây xong 11 đập thủy điện, 11 đập khác đang xây dở, cùng hàng chục đập khác đã được lên kế hoạch xây dựng.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn (14-05-2024)
    Thư thăm hỏi bà con bị thiệt hại tại vụ cháy trung tâm thương mại ở Ba Lan (13-05-2024)
    National Asian Pacific Center On Aging (13-05-2024)
    Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều gian hàng của người Việt bị thiệt hại nặng nề (12-05-2024)
    Hàn Quốc sẽ cấp phép cho các bác sĩ nước ngoài do đình công kéo dài (10-05-2024)
    Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ (30-04-2024)
    Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng (27-04-2024)
    Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước (23-04-2024)
    Đài Loan hứng 93 trận động đất trong đêm (23-04-2024)
    Chàng trai Hà Nội 123 lần hiến tiểu cầu cứu người (22-04-2024)
    Người định cư Israel náo loạn bờ Tây, cảnh báo bạo lực leo thang (21-04-2024)
    Quảng Trị tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa bệnh than xâm nhập vào nội địa (11-04-2024)
    Hải quan thông tin về hợp tác, hội nhập hải quan ASEAN (08-04-2024)
    Hơn 100 người di cư thiệt mạng ở ngoài khơi Mozambique và Tunisia (08-04-2024)
    'Bảo vệ cuộc sống, xây dựng hòa bình' (04-04-2024)
    Gió bão tàn phá nam Trung Quốc, người dân bị thổi bay khỏi nhà (03-04-2024)
    Cháy hộp đêm kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ (02-04-2024)
    Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người được cho là mất tích (27-03-2024)
    Nguy cơ về làn sóng tấn công khủng bố ở châu Âu (25-03-2024)
    Thi hài thuyền viên Việt Nam tử nạn ở Biển Đỏ đã được đưa về nước (24-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Người dân Campuchia tham gia tổng tuyển cử (29-07-2018)
    Bộ trưởng Lào nói đập bị vỡ do 'xây dựng không đạt chuẩn' (28-07-2018)
    Ông Trump hoãn thượng đỉnh Mỹ - Nga lần 2 sang năm sau (26-07-2018)
    Vỡ đập thủy điện ở Lào, hàng trăm người đang mất tích (24-07-2018)
    Dữ liệu y tế của Thủ tướng Singapore bị trộm (21-07-2018)
    Nhật - EU bắt tay đối phó chủ nghĩa bảo hộ thương mại (18-07-2018)
    Pháp bùng phát bạo loạn diện rộng vì... thắng World Cup 2018 (16-07-2018)
    Vì sao người dân Ireland lại yêu mến Tổng thống của mình đến vậy? (15-07-2018)
    Mỹ âm thầm đưa tàu sân bay chở chiến đấu cơ F-35 đến Biển Đông (14-07-2018)
    Ngoại trưởng Mỹ yêu cầu đồng minh cắt nguồn tài chính cho Iran (13-07-2018)
    Hy Lạp, Nga trục xuất nhân viên ngoại giao của nhau (12-07-2018)
    Tesla của Mỹ xây nhà máy khổng lồ ở Trung Quốc (11-07-2018)
    18 thợ lặn đã vào hang để giải cứu đội bóng Thái Lan (08-07-2018)
    Thái Lan chưa thể lập tức giải cứu đội bóng thiếu niên  (07-07-2018)
    Malaysia dừng dự án đường sắt với Trung Quốc (05-07-2018)
    Thái Lan tìm được đội bóng mất tích trong hang động suốt 9 ngày (04-07-2018)
    Phong tỏa hơn 400 tài khoản, thẩm vấn con riêng vợ cựu Thủ tướng Najib (03-07-2018)
    Ngư dân câu mực Nhật sợ đâm va tàu cá Triều Tiên (01-07-2018)
    Nhật chính thức không cho làm thêm quá 100 tiếng/tháng (30-06-2018)
    Tình báo Anh dính líu đến tra tấn, bắt cóc nghi phạm khủng bố (29-06-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153071019.